Ban Thi đua Khen thưởng tỉnh Quảng Trị

https://tdkt.quangtri.gov.vn


Những tấm gương điển hình trong Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

(QT) - Những sáng kiến trong thực hiện nhiệm vụ
Người dân tích cực hiến đất để bê tông hóa giao thông nông thôn  - Ảnh: LỆ NHƯ
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Thượng úy Lê Văn Nguyện, Trợ lý Tổ chức, Phòng Chính trị, Bộ CHQS tỉnh đã tích cực tham mưu cho Đảng ủy Bộ CHQS tỉnh hướng dẫn các cấp ủy cơ sở với những cách làm sáng tạo trong triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI) gắn với đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; hướng dẫn cụ thể các đảng bộ cơ sở xây dựng tiêu chí phấn đấu của đảng viên hàng năm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức đảng gắn với thực hiện chủ đề: “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh “Bộ đội Cụ Hồ”. Để việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác thực sự lan tỏa, thấm sâu vào đời sống của đơn vị, Thượng úy Lê Văn Nguyện tham mưu đưa nội dung học tập và làm theo vào các đợt phát động thi đua, tạo sự hòa quyện thúc đẩy phong trào phát triển. Nhờ vậy, phong trào “Huấn luyện giỏi, kỷ luật nghiêm, sẵn sàng chiến đấu cao” luôn được cán bộ, chiến sĩ hưởng ứng tích cực. 
Trong công việc, Thượng úy Lê Văn Nguyện chấp hành nghiêm chế độ, thời gian công tác, thực hiện nghiêm giờ nào, việc nấy, hàng ngày thường đến cơ quan sớm để sắp xếp và kiểm tra lại công việc. Tích cực nghiên cứu đề xuất với phòng, ban kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ cho cấp ủy viên, cấp ủy cơ sở và cán bộ chính trị các cấp. Thường xuyên nghiên cứu nắm vững tình hình Đảng bộ và đơn vị, kế hoạch công tác tổ chức xây dựng Đảng của cấp trên, tham mưu xây dựng kế hoạch công tác đảng, công tác chính trị của LLVT tỉnh, kế hoạch xây dựng Đảng bộ hàng năm... Thượng úy Lê Văn Nguyện có nhiều sáng kiến nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác như: Sáng kiến nâng cao chất lượng nắm, quản lý tình hình đảng viên của cấp ủy đảng các cấp được đánh giá cao; tham mưu việc ứng dụng trình chiếu Powerpoint vào phục vụ Đại hội Đảng bộ Quân sự tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã góp phần vào thành công chung của Đại hội. 
Năm 2014, Thượng úy Lê Văn Nguyện tham gia thi giáo viên dạy giỏi các trường quân sự tỉnh, thành phố cấp toàn quân đạt giải Ba đồng đội; được cấp chứng nhận giáo viên dạy giỏi cấp Bộ; đạt giải trong Cuộc thi tìm hiểu “70 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 25 năm Ngày hội quốc phòng toàn dân”. Với những nỗ lực trong công tác, nhiều năm liền Thượng úy Lê Văn Nguyện được nhận bằng khen, giấy khen của cơ quan, đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ; hai năm 2014, 2015 được công nhận là Đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, là một trong số các cá nhân tiêu biểu được Bộ CHQS tỉnh công nhận là Chiến sĩ thi đua có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua Quyết thắng. 
Tận tụy giữ gìn vệ sinh thôn xóm 
Chị Trần Thị Cẩm là hội viên Chi hội Phụ nữ thôn Trúc Khê, xã Cam An, huyện Cam Lộ. Hơn 3 năm nay chị tự nguyện làm công tác thu gom rác thải, góp phần làm trong sạch môi trường nông thôn và giữ gìn vệ sinh cho các hộ gia đình trên địa bàn. Khi UBND xã Cam An triển khai thực hiện đề án thu gom rác thải, chị mạnh dạn đăng ký với Hội Phụ nữ và UBND xã trực tiếp làm công việc thu gom rác từ các hộ gia đình về bể rác tập trung của thôn. Công việc của chị không có thời gian cố định, khi ít thì cứ cách một ngày chị mới đi thu gom một lần, nhưng có những tháng ngày nào chị cũng phải đi thu mới hết rác. Không chỉ thu gom, chị còn có ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh và tái sử dụng rác...Nhờ vậy bể rác thôn Trúc Khê luôn gọn gàng, sạch sẽ và không bị ô nhiễm. Qua 3 năm thực hiện đến nay đã có 116/120 hộ gia đình đăng ký thu gom rác. 
Bên cạnh đó, chị Cẩm tích cực tham gia các buổi sinh hoạt hội, các cuộc họp thôn, tiếp xúc cử tri; thực hiện tốt phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” và cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” gắn với cuộc vận động xây dựng nông thôn mới. Chị tham gia vận động chị em phụ nữ tham gia nhóm tiết kiệm tín dụng, thực hành “Hũ gạo tình thương” và “Heo đất tiết kiệm” để hỗ trợ cho con em hội viên thuộc gia đình khó khăn. Vận động chị em trong chi hội đảm nhận các đoạn đường không rác để chị em hàng ngày tự dọn dẹp, vệ sinh trên đoạn đường đảm nhận. Ngoài việc vận động bà con thực hiện tốt đề án thu gom rác thải của xã, vận động bà con vệ sinh chỉnh trang nông thôn, dọn dẹp đường làng ngõ xóm thêm sạch sẽ, chị tích cực vận động bà con trong thôn hưởng ứng các phong trào do thôn, xã triển khai. Ngoài việc tham gia các phong trào, các hoạt động xã hội, chị còn mạnh dạn vay mượn tiền mua bò để phối giống chăn nuôi, trồng thêm rau màu. Nhờ vậy gia đình chị đã thoát khỏi hộ nghèo, điều kiện kinh tế cũng đã khá hơn trước. Những đóng góp của chị Trần Thị Cẩm rất đáng tôn vinh và nhân rộng. 
Nghĩa cử cao đẹp của người phụ nữ nghèo 
Đó là chị Nguyễn Thị Bé Hồng ở thôn Thi Ông, xã Hải Vĩnh, huyện Hải Lăng. Vào cuối năm 2014, trên đường từ chợ về nhà, chị thấy một cái ví nằm bên vệ đường. Khi nhặt lên, chị thấy trong ví có 8 triệu đồng. Với gia đình chị, suốt ngày lam lũ với ruộng vườn, đó là một số tiền lớn. Nhưng rồi, chị lại suy nghĩ, biết đâu người đó cũng nghèo khó túng bấn như mình, mới vay tạm của ai đó nay tiền mất, lỡ hết công việc. Nghĩvậy, chị Hồng quyết định tìm cách trả lại số tiền cho người đánh rơi. Người nhận lại số tiền bị đánh rơi, không ai khác chính là anh Lộc, người bạn nghèo hàng xóm. Đây là số tiền anh vừa vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện để đóng học phí cho đứa con lớn đang đi học đại học. Nếu mất số tiền này, anh Lộc cũng không biết xoay xở thế nào. Điều đáng quý ở chị Hồng là dù có nghèo khó nhưng không tham những gì không phải do mình làm ra. 
Trong cuộc sống ngày thường, chị Hồng là người phụnữthật thà, chất phác, sống nghĩa tình, đoàn kết, yêu thương giúp đỡ mọi người trong khó khăn hoạn nạn. Chị đã thấu hiểu một điều học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác không chỉ là những vấn đề to tát, mơ hồ mà còn là những việc tốt diễn ra trong cuộc sống. Chị cùng chị em trong chi hội phụ nữ thôn tham gia các lớp học nghề, tập huấn để có kiến thức áp dụng vào chăn nuôi, trồng trọt nâng cao thu nhập cho gia đình; phấn đấu xây dựng gia đình đạt 8 tiêu chí “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”; vệ sinh an toàn thực phẩm “hai dao, hai thớt”; tham gia hũ gạo tiết kiệm để cùng Chi hội giúp đỡ các gia đình phụ nữ già cả, đơn thân có con mắc bệnh hiểm nghèo. Riêng bản thân chị đã giúp đỡ bà Hà Thị Mót, phụ nữ cao tuổi đơn thân trong việc hỗ trợ làm vườn và chăm sóc khi đau ốm. Chính vì vậy, hàng năm chị được công nhận danh hiệu “Phụ nữ tiên tiến” của phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng hạnh phúc gia đình”. 
“Cắm bản” từ tuổi thanh xuân 
Cô giáo Lê Thị Hải, Hiệu trưởng Trường Mầm non Pa Nang, xã Pa Nang, huyện Đakrông đã không quản ngại khó khăn, gian khổ dành trọn tuổi thanh xuân bám bản, bám lớp và các cháu mẫu giáo của vùng núi Pa Nang. Trường có9 điểm trường lẻ dàn trải trên 9 thôn bản của xã, nằm chênh vênh bên ngọn núi, trong đó có điểm trường tại thôn Ngược là điểm xa nhất, cách trường trung tâm hơn 20 km, đường sá rất hiểm trở, ngày mưa lầy lội, trơn dốc, để đến được trường hết sức gian nan. Bất chấp những khó khăn đó, cô giáo Lê Thị Hải luôn suy nghĩ tìm mọi cách cùng các cô giáo trong trường đến từng bản, từng nhà, tận tình hỏi thăm động viên vàthuyết phục gia đình cho các cháu đi học. Bên cạnh đó, cô và đồng nghiệp tích cực kêu gọi các nhà tài trợ, các nhà từ thiện hỗ trợ xây dựng mở rộng thêm lớp học ở các điểm trường lẻ, phát động các chương trình tình nguyện tặng áo ấm, chăn bông, đồ dùng đồ chơi cho trẻ... Chính vì vậy, Trường Mầm non Pa Nang ngày càng đổi mới. Năm 2005, khi mới chia tách, trường chỉ có 4 lớp mẫu giáo với 59 trẻ và 5 cô giáo đứng lớp, lớp học tuềnh toàng, đến nay Trường Mầm non Pa Nang đã huy động được 294 trẻtừ2 tuổi đến 5 tuổi trong đócó1 nhóm trẻvà15 lớp mẫu giáo ở tất cả 9 thôn trên địa bàn xã, xóa bản trắng về giáo dục mầm non. Liên tục nhiều năm liền Trường Mầm non Pa Nang đạt danh hiệu “Tập thểlao động tiên tiến” cấp huyện; đạt chuẩn phổcập giáo dục mầm non cho trẻ5 tuổi; được Phòng Giáo dục vàĐào tạo huyện Đakrông tặng giấy khen trong hội thi “Nhịp điệu tuổi thơ”, “Béca hát” và “Nhảy Earobic”… 
Với vai trò Hiệu trưởng nhà trường, cô giáo Lê Thị Hải đãcùng Ban Giám hiệu nhà trường thực nghiệm nhiều mô hình hay, cách làm mới, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, áp dụng phương pháp dạy học linh hoạt theo hướng “Lấy trẻ làm trung tâm, cô trẻ hoạt động đồng bộ” để các bé phát huy tính tự lập, tư duy sáng tạo. Bản thân cô còn có nhiều sáng kiến đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển giáo dục vùng khó khăn, được Hội đồng khoa học ngành đánh giácao, trong đó có các đềtài như: Hiệu trưởng quản lý công tác nâng cao chất lượng giáo dục trẻ tại địa bàn vùng khó; Một sốbiện pháp trong công tác phổcập giáo dục mầm non cho trẻ5 tuổi tại xãPa Nang; Công tác chỉđạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn tại Trường Mầm non Pa Nang. 
Với những thành tích đạt được, cô giáo Lê Thị Hải được UBND huyện Đakrông tặng giấy khen “Điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2011-2015”; nhiều năm học liền cô đều đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở”; được các cấp, các ngành tặng nhiều giấy khen về những thành tích xuất sắc trong công tác giáo dục. 

Tác giả bài viết: NHƯ TÂM- HẰNG NGA-LÊ THỊ LIÊN

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây